3 BƯỚC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỂ THOÁT NGHÈO

Advertisement

BƯỚC 1: GIẢM CHI TIÊU SỐ TIỀN ĐANG CÓ
1. GHI CHÉP LẠI CHI TIÊU ĐANG XÀI
2000 gửi xe cũng ghi lại, 10.000 mua v.é số cũng ghi lại. Mình tập thói quen ghi lại tất cả các đồng mình bỏ ra để biết dòng tiền của mình chảy về đâu. Ứng dụng mình sử dụng là MoneyLover, mình chọn vì đó là ứng dụng của người Việt Nam và mình thường dùng điện thoại.
3 BƯỚC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỂ THOÁT NGHÈO
3 BƯỚC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỂ THOÁT NGHÈO
Việc ghi chép này cần được thực hiện liên tục trong ít nhất 3 tháng, để mình thấy được một mẫu số chung về dòng tiền của mình đang chảy về đâu. Thường thì cứ tiêu gì là mình mở điện thoại ghi luôn, nhưng nếu bạn không làm ngay lập tức được như vậy thì hãy tổng hợp một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trong câu chuyện cá nhân của mình, trước khi ghi lại nghiêm túc mình cũng biết là mình ăn t.à.n ph..á h.ạ.i rồi, chắc cỡ 15-20 triệu/tháng thôi, ai dè 3 tháng gần nhất mình ghi được tháng nào cũng hơn 40 triệu. Tiền tiêu nhiều vào các khóa học và ăn uống.
2. C.ẮT GIẢM TỪ TỪ
Học cách từ từ giảm dần con số chi tiêu theo tháng. Nếu tháng này tổng kết lại mình tiêu 40 triệu, tháng sau mình sẽ đặt mục tiêu 38 triệu, nếu đạt được mục tiêu sẽ tiếp tục giảm tiếp cho đến một con số mình thấy là khả thi. Nói thì dễ vậy thôi, ngay cả khi bản thân mình là một người có ý thức về việc này, 4 tháng qua mình vẫn đang ch.ật v.ật trong việc giảm đi một chút đấy – nên bạn cũng đừng thấy ngạc nhiên hay tự tr.ách m.óc bản thân nếu bản thân làm không tốt.

3. TIẾT KIỆM TRƯỚC – CHI TIÊU SAU
Khi tìm hiểu về tài chính cá nhân, đọc từ sách Việt Nam cho đến sách nước ngoài, tham khảo mấy chục chuyên gia thì đều có một khái niệm chung được đúc kết thành một câu ngắn gọn là “Pay Yourself First” – Trả cho bạn trước. “Yourself” ở đây tức là bạn ở trong tương lai, trả cho những gì tốt cho tương lai của bạn trước, rồi mới chi tiêu.
Lý do có việc này là với những người chưa quan tâm đến chuyện tài chính, sau khi nhận một cục lương đầu tháng (ví dụ là 10 triệu), chúng ta thường có thói quen là mua cái này cái kia (vì lúc cuối tháng kẹt tiền chưa mua được), trả người này người kia, ăn một bữa đã đời, nói chung là làm đủ các việc rồi dư ra đồng nào thì để tiết kiệm. Nhưng mà khổ là thường sau khi làm đủ một đống việc trên, khả năng cao là chúng ta chẳng còn dư ra đồng nào để mà tiết kiệm nữa.
Áp dụng khái niệm này cùng phương pháp 6 cái lọ, mình phân chia chuyện tài chính của mình như thế này. Ví dụ ngày 31 cuối tháng mình nhận mức lương 15 triệu, mình sẽ phân chia thành 6 phần như sau:
Chi tiêu cơ bản: 55% = 8.250.000
Vui chơi: 10% = 1.500.000
Học tập: 10% = 1.500.000
Tiết kiệm dài hạn: 10% = 1.500.000
Đầu tư: 10% = 1.500.000
Cho đi: 5% = 750.000
Như vậy, đầu tháng mới việc đầu tiên mình làm là mang khoản Tiết kiệm dài hạn gửi vô ngân hàng, mang khoản Đầu tư cho vào chứng khoán (lưu ý: ngân hàng và chứng khoán là 2 kênh cá nhân mình chọn, bạn có thể chọn kênh khác), để riêng 10% của học tập để trả tiền học lớp nào đó đang cần học, hoặc cứ để đó khi nào có lớp thì học. Như vậy mình ngay khi nhận 15 triệu, mình đã bỏ ra ít nhất 4.5 triệu cho các việc trên – để Pay Me First, trả cho mình trước.
4. THAM GIA CÁC CỘNG ĐỒNG TÀI CHÍNH & SỐNG TỐI GIẢN
Việc tham gia vào các cộng đồng tài chính và những cộng đồng sống tối giản lại chính là cách giúp bạn tiết kiệm tiền. Tại vì sao?
Thứ nhất, khi bạn rảnh, bạn vào những nhóm đó đọc, chơi, vừa có thêm kiến thức, vừa đỡ lang thang đi lên Shopee mua sắm hay lên Grab mua đồ về ăn.
Thứ hai, được truyền cảm hứng bởi những người đang sống tiết kiệm, tự nhiên bạn cũng sẽ tiết kiệm hơn.
Nói như vậy không nhất thiết rằng bạn cứ phải tham gia hai cộng đồng trên. Mấu chốt ở đây là việc tìm kiếm cho chúng ta những thói quen giải trí ít tốn kém nhất về tài chính có thể; vì mình nhận ra việc đi chơi, đi ăn, đi xem phim là một khoản chi kha khá mình bỏ ra hàng tháng. Mình cũng không khuyến khích bạn đọc phải bỏ hết tất cả việc giải trí vui chơi ăn uống, vì bản thân con người cũng cần các nhu cầu đó – nhưng bạn nên bắt đầu tập ý thức về những thói quen vui chơi này của mình – cũng là một bước rất cần trong việc cắt giảm chi tiêu và tự do tài chính.
Ví dụ, vẫn là đi ăn nhưng trước khi lao vào Manwah hay Kichi, mình sẽ suy nghĩ lại về việc ăn một tô bún bò vào thời điểm đó – vẫn no và tiết kiệm. Trước khi mua vé CGV trực tiếp trên ứng dụng, mình có thể vào thử các app thanh toán để xem có khuyến mãi nào không, thường là có.

Advertisement

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *